Quy tắc 4N để trở thành người sành vang

Thưởng thức rượu vang cũng giống như việc thưởng thức nhiều thú vui thanh nhã khác. Khi ta hiểu biết nhiều hơn về bộ môn này thì mức độ thích chí của bạn càng cao.Thực tế bạn không cần phải tốt nghiệp phân khoa về rượu vang mới biết thưởng thức hay bày tỏ ý kiến của mình về rượu vang.

Sau đây là nguyên tắc 4N để trở thành người sành vang.

1.Ngắm rượu

Đầu tiên chúng ta cần xem xét màu, độ trong của rượu, có bị lắng cặn hay không. Để nghiêng ly rượu trên nền trắng hay dưới ánh sáng tự nhiên để quan sát.Rượu tốt thì có màu sắc tươi sáng , đồng đều có màu tương tự như rượu chuẩn. Rượu trong ly có xu hướng đậm hơn ở chính giữa, nhạt và sáng hơn ở xung quanh. Nếu rượu có màu lạ như bị đục, xỉn màu hay có màu nâu đất thì phần lớn rượu đã bị biến chất ( ô xy hóa) hoặc đã bị “nấu”- thuật ngữ để chỉ rượu bị biến đổi do điều kiện nhiệt độ cao hoặc bị ánh sáng trực tiếp trong thời gian dài.

Tiếp đến người uống nên lắc nhẹ ly và quan sát vết chảy của rượu trên thành ly để đánh giá kết cấu và tuổi rượu.Đối với rượu đỏ, nếu vết chảy chậm chứng tỏ rượu đậm độ cồn cao, vết chảy nhanh mảnh chứng tỏ rượu nhẹ độ hơn. Đối với rượu trắng, rượu khô, chua có vết chảy nhanh, mảnh. Còn rượu trắng đậm , ngọt, có độ cồn cao có vết chảy chậm, dày hơn. Đối với rượu trắng ngọt thì điều này càng rõ nét.

2.Ngửi rượu

Sau khi mở nút chai, bạn thử ngửi nút chai xem có mùi đặc trưng của rượu hay chỉ có mùi nút gỗ bần. Tiếp theo ngửi mùi thơm của rượu , bạn đặt ly trên bàn tiếp sau đó giữ lấy phần đế ly sau đó khẽ xoay nhẹ ly theo hình vòng tròn để rượu dậy mùi để ngửi thử. Những người sành sẽ tiến hành ngửi thử hai lần khi mới rót rượu và sau khi đã xoay ly. Ấn tượng về mùi đầu tiên rất quan trọng , rượu có nhiều lớp mùi chứng minh là loại tốt.Nếu không gặp những mùi như mùi nút bần, mùi giấy bìa ướt, mùi giấm chua, mùi cam ủng,.. thì ta có thể an tâm về chất lượng của rượu

3.Nếm rượu

Trước hết hãy nhấp một ngụm rượu cùng với một chút không khí rồi đảo quanh khoang miệng . Rồi cảm nhận trọng lượng của rượu trên mặt lưỡi. Cảm giác ra sao, có mạnh hay nhẹ, hơi dày hay mỏng, vị chua hay nhiều tannin, có êm hay gắt? Sau đó nuốt một ít rượu xuống cổ họng để phần cuống họng có thể cảm nhận được hậu vị của rượu có giống với hậu vị trên đầu lưỡi, dư vị còn lưu lại lâu? Bạn cũng có thể lấy thêm không khí bằng miệng và thở qua đầu mũi để xem hương vị như thế nào khi đi qua đầu mũi bạn.

4.Nhận xét

Phần nhận xét sau khi trải qua bước thử rượu thật ra không khó như bạn nghĩ.Đối với người uống rượu bình thường, chúng ta chỉ cần nói những gì mình cảm nhận được( đậm hay nhẹ, chua hay chát,ngọt hay khô,..). Ở góc độ cao hơn người thử rượu có chuyên môn sẽ đưa ra một số nhận định về độ chín của rượu (chai rượu có uống liền được hay không hay phải cất thêm vài năm nữa). Thậm chí nhiều người sành rượu còn nói được tên loại rượu, nguồn gốc xuất xứ, giống nho và năm thu hoạch của rượu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *